6 bệnh Tai Mũi Họng thường gặp và cách điều trị, phòng tránh tái phát

Vì sao bệnh Tai Mũi Họng lại phổ biến?

Tai Mũi Họng là nhóm bệnh xuất hiện phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Lý do vì Tai Mũi Họng là bộ phận chịu nhiều tác động từ môi trường, thời tiết, khí hậu ẩm ướt hoặc nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

Trong các bệnh thường gặp nhất phải kể đến bệnh viêm họng, bệnh có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu thường do virus gây ra. Trong thời điểm chúng ta đang đối mặt với dịch COVID-19 hết sức phức tạp trên toàn thế giới, việc bảo vệ các “cửa ngõ” cơ thể đúng cách là vấn đề nhiều người quan tâm.

6 bệnh Tai Mũi Họng thường gặp

Bệnh Tai Mũi Họng thường gặp ở trẻ em hơn vì sức đề kháng còn yếu, hàng rào bảo vệ chưa phát triển hoàn thiện. Nhưng không có nghĩa là người lớn ít mắc bệnh, nếu sinh hoạt, ăn uống không đúng cách, nguy cơ viêm Tai Mũi Họng vẫn rất cao.

Viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp là tình trạng toàn bộ niêm mạc mũi họng bị viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn hoặc virus. Trong đó do virus chiếm 60 – 80% các nguyên nhân gây bệnh.

  • Khi bị viêm mũi họng cấp thông thường, người bệnh có biểu hiện sốt 38 – 40°C
  • Môi khô, lưỡi bẩn, đau mỏi mình mẩy, nước tiểu vàng
  • Khởi đầu là dấu hiệu khô họng, đau rát họng, ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm, giọng nói đục, chảy mũi và ngạt tắc mũi hai bên
  • Dịch mũi có thể trong (do virus) hoặc vàng xanh (do vi khuẩn).

Viêm mũi họng cấp cần điều trị bằng thuốc tùy theo nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng và chỉ dùng kháng sinh khi xác định viêm mũi họng do vi khuẩn.

Viêm amidan

Viêm amidan là bệnh thường gặp, bệnh tiến triển có thể cấp tính hay mạn tính. Viêm amidan rất hay tái phát và có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Viêm amidan cấp là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính của amidan do virus hoặc vi khuẩn.

  • Viêm amidan cấp không khó phát hiện, nhiều khi bản thân người bệnh cũng tự phát hiện ra, tuy nhiên nếu không phát hiện được loại viêm amidan nguy hiểm có thể gây biến chứng toàn thân.
  • Những đợt viêm amidan cấp kéo dài khoảng 7 – 10 ngày là khỏi.
  • Nhưng nếu không được điều trị bệnh có thể lan xuống thanh quản, phế quản hoặc gây các biến chứng như áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp.

Viêm amidan được coi là viêm mạn tính khi số đợt viêm amidan cấp trong năm trên 5 lần, khi đó nên đi khám amidan mạn tính với bác sĩ giỏi để được tư vấn điều trị dứt điểm sớm. Một số triệu chứng như:

  • Trên bề mặt amidan, lớp niêm mạc bị biến đổi trạng thái hoặc thoái hóa dạng phù nề hoặc teo đét.
  • Biểu hiện hay ốm vặt.
  • Trẻ em đôi khi chậm phát triển cơ thể, hay ho húng hắng, đau rát họng, nuốt vướng như có dị vật, đau nhói lên tai khi nuốt, hơi thở hôi, ngủ ngáy đôi khi giọng nói bị thay đổi.

Bệnh Tai Mũi Họng là bệnh thường gặp và nó không quá nguy hiểm trừ những đợt dịch đặc biệt: cúm H1N1, SARS, đợt này là COVID-19. Thông thường ai cũng bị và trẻ nhỏ ở Việt Nam trung bình bị bệnh Tai Mũi Họng 4 – 6 đợt/1 năm.