Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép treo tử cung

1. Sa tử cung là gì? Dấu hiệu sa tử cung
Sa tử cung là hiện tượng xảy ra khi tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí có thể ra ngoài âm đạo do dây chằng và cơ sàn chậu dãn ra, tử cung không được nâng đỡ. Sa tử cung được chia thành 4 cấp độ. Bệnh nhân bị sa tử cung độ II và độ III, IV sẽ được thực hiện phẫu thuật để treo tử cung.

Dấu hiệu của người bị sa tử cung tùy thuộc vào cấp độ bệnh. Đối với cấp độ bệnh ở mức độ nhẹ thì người bệnh khó để phát hiện các dấu hiệu bệnh do những biểu hiện không rõ ràng và không gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Một số biểu hiện cụ thể của từng cấp độ như sau:

Cấp độ 1: người bệnh thường có dấu hiệu nặng bụng vào trước chu kỳ kinh, khi đứng lâu hoặc khi lao động nặng thường có dấu hiệu đau lưng. Đi tiểu nhiều và lượng nước tiểu mỗi lần đi không được nhiều
Cấp độ 2: người bệnh cảm thấy đau đớn, khó khăn và nặng nề hơn. Âm đạo chảy máu bất thường, xuất hiện khí hư màu trắng, có nhầy. Khi quan hệ, người bệnh sẽ cảm thấy phần tử cung bị xệ xuống ngoài miệng âm đạo
Cấp độ 3: tình trạng của người bệnh trở nên nặng nề và nguy hiểm hơn. Tử cung bị sưng loét, mưng mủ và có khi có cả dịch màu vàng. Người bệnh có thể sốt cao, táo bón khi bệnh trở nặng.
Cấp độ 4: Tử cung, cổ tử cung, bàng quang sa hoàn toàn ra ngoài, gây viêm loét CTC, bệnh nhân có thể bí tiểu, không giao hợp được
Các triệu chứng của bệnh sa tử cung có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh khác như bệnh nhân bị u nang buồng trứng…Vì vậy, để được chẩn đoán chính xác tình trạng của bản thân, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.
Sa tử cung là hiện tượng xảy ra khi tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo
2. Sa bàng quang là gì? Dấu hiệu sa bàng quang
Sa bàng quang là tình trạng bàng quang của phụ nữ bị lệch khỏi vị trí và sà xuống âm đạo.

Khi các cơ quan thành âm đạo bị suy yếu và không đủ khả năng giữ các cơ quan vùng chậu đúng vị trí sẽ xảy ra hiện tượng sa bàng quang. Nó có thể khiến bàng quang bị thụt vào hoặc lồi lên.

Sự căng cơ của vùng hố chậu như quá trình rặn đẻ, táo bón, ho dữ dội cũng có thể dẫn đến tình trạng sa bàng quang.

Nếu tình trạng sa bàng quang ở mức độ nhẹ thì không cần phải thực hiện phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị sa bàng quang ở mức độ nặng, cần phải thực hiện phẫu thuật để giữ âm đạo và các cơ quan vùng chậu khác ở đúng vị trí.

Một số dấu hiệu nhận biết người bệnh bị sa bàng quang như:

Bàng quang bị hạ thấp xuống âm đạo: cảm giác như bạn đang ngồi trên quả bóng khi bạn ngồi xuống, khi bạn đứng dậy hoặc nằm thì không còn cảm giác này. Đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của sa bàng quang.
Vùng chậu bị đau: người bệnh có thể cảm thấy đau, khó chịu vùng bụng dưới, vùng chậu hoặc âm đạo.
Vấn đề về đường tiết niệu: bạn không tự chủ được tình trạng tiểu tiện khi ho, hắt hơi, cười lớn khi làm việc gì đó do áp lực. Nguyên nhân chính thường là do sa bàng quang. Phụ nữ bị sa bàng quang thường hay bị nhiễm trùng bàng quang vì thế cần phải lưu ý tần suất xảy ra nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đau sau khi quan hệ: nguyên nhân có thể do tình trạng sa bàng quang
Đau lưng: phụ nữ bị sa tử cung thường cảm thấy đau, tức, khó chịu vùng thắt lưng.
Nếu tình trạng sa bàng quang ở mức độ nhẹ thì không cần phải thực hiện phẫu thuật điều trị
3. Phẫu thuật treo tử cung- bàng quang vào mỏm nhô
Để điều trị sa tử cung, sa bàng quang, chủ yếu sử dụng phương pháp phẫu thuật mở. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, phương pháp phẫu thuật nội soi đang được rất nhiều nước ưa chuộng và lựa chọn.